Danh mục
Đang truy cập: 8
Lượt truy cập: 1092485
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI_TOÁN HỌC

TẬP ĐẾM SỚM

 Trẻ có được các ý tưởng về các con số đơn giản từ các trải nghiệm hàng ngày của chúng. Một đứa trẻ có thể nói là nó có 2 chị em gái và có thể chỉ các ngón tay và đếm các số lên đến 5 hoặc 10. Biết cách đếm là một chuyện. Sử dụng các kỹ năng lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhiệm vụ của Giáo viên hướng dẫn là phải phát hiện ra kiến thức này thực tế đến đâu, phải làm rõ nó, củng cố nó và dần dần mở rộng nó.

 Các hoạt động sau đây là rất hữu ích để minh họa, thảo luận và củng cố cho vốn từ về số đơn giản.

 Các câu chuyện, các giai điệu và các bài hát có số. Một số ví dụ như sau:

Các bài hát, các giai điệu và các câu chuyện thì rất hấp dẫn và rất có hiệu quả khi trẻ nhỏ tận dụng được trí tưởng tượng của chúng và bắt chước các nhân vật và hành động

  • Nhảy theo giai điệu – Trẻ đánh trống, vỗ tay trong khi các trẻ khác nhảy múa và Giáo viên hướng dẫn giữ mọi người đúng nhịp bằng cách tự mình đếm nhịp “Một, hai, ba, một, hai, ba”.
  • Đếm các cánh tay, chân, tai, v.v – “Cô ấy có bao nhiêu con mắt?”; “Con có bao nhiêu chân?”
  • Từ xâu hạt đến các hướng dẫn và giải thích bằng miệng – xâu hạt vào dây và khuyến khích trẻ đếm khi xâu . 

TỪ CỤ THỂ ĐẾN TRỪU TƯỢNG

 Trẻ nhỏ có thể nhận thức về mọi vật trong môi trường của chúng. Chúng có thể nhận thức về một đồ vật hay cũng có thể là một bộ đồ vật. Khuyến khích chúng tạo ra các bộ đồ vật có thể di chuyển được. Việc phân loại các hoạt động sẽ làm tăng nhận thức của chúng về bộ các đồ vật. Khi chúng bắt đầu sử dụng các tên số, chúng thường liên tưởng với đồ vật hoặc các thứ, ví dụ một cái bút chì, hai cô gái, v.v. Ở giai đoạn này, “một”, “hai”, “ba”, v.v tự bản thân chúng chẳng có ý nghĩa gì. Giáo viên hướng dẫn phải nhận ra điều này và rèn luyện để bản thân mình sử dụng các tên số được liên tưởng với các đồ vật, ví dụ như hỏi:

 

“Ở đây cô có bao nhiêu chiếc bút chì?”

Chứ đừng hỏi:

“Ở đây cô có bao nhiêu?”, v.v. 

Với một tên số bất kỳ, nói “bốn”, hoạt động từ sớm sẽ tạo ra nhiều trải nghiệm về “bốn thứ”, thường xuyên ghép một bộ bốn thứ với một bộ bốn thứ, một bộ ba thứ hoặc một bộ năm thứ khác. Điều này sẽ dẫn đến các kết luận như trong bộ bốn hạt có nhiều hơn một hạt so với bộ ba hạt hay trong bộ năm hạt có nhiều hạt hơn bộ bốn hạt. 

Cuối cùng những hoạt động này dẫn trẻ đến việc bắt đầu “trừu tượng” ý tưởng về  “bốn” và đặt các bộ theo thứ tự, theo số lượng các đồ vật có trong đó. 

Đặt biệt Montessori đã thiết kế các dụng cụ của bà khi dạy về các khái niệm toán học để thu nhỏ khoảng cách giữa cụ thể và trừu tượng. Ví dụ, các que tính không trừu tượng như số được nói hoặc viết ra. Và lúc này, chúng cũng không thực tế như một đồ vật hàng ngày, ví dụ như các khuy áo, bút chì. Do đó, khi trẻ sử dụng que tính, thì thực tế là nó đang di chuyển hướng đến sự trừu tượng – các que tính biểu thị một ý tưởng trừu tượng về con số.

BÀI HỌC BA GIAI ĐOẠN

(ví dụ. Học các số “1,2,3” sử dụng các số giấy nhám)

 

Giai đoạn 1 – Gọi tên

“Đây là”

Luôn tách biệt trong giai đoạn đầu tiên

“Đây là số 1”

Thay bằng số tiếp theo

“Đây là số 2”

(Lặp lại với Số 3)

 

Tốt nhất là nên lặp lại các tên gọi vài lần và cũng nên yêu cầu trẻ làm như vậy

 

Giai đoạn 2 – Sự liên tưởng/Sự thừa nhận

“Chỉ cho cô”

Đặt tất cả các tấm thẻ lên bàn theo thứ tự

Toán học phải được dạy theo trình tự

 

Yêu cầu trẻ chỉ cho bạn con số tương ứng với số bạn hỏi. Lặp lại vài lần,

ví dụ, “Chỉ cho cô số 1, Đâu là số 2?, Số 3 đâu?”

 

Giai đoạn 3 – Hồi tưởng lại

“Đây là cái gì?”

Tách riêng các tấm thẻ, bắt đầu với tấm thẻ đầu tiên

Yêu cầu trẻ gọi tên đồ vật.

“Đây là cái gì?”

chỉ vào đồ vật